Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Hồi hộp trước nguy cơ “thương chiến”

LĐXH
LĐXH

(LĐXH) - Hàng loạt diễn biến “nóng” trong lĩnh vực chính trị, kinh tế thế giới những ngày qua khiến cho hoạt động kinh tế trong và ngoài nước đứng trước sự “hồi hộp”.

Việc Mỹ áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc từ sáng 4/2, ngay sau đó Bắc Kinh cũng đã công bố các biện pháp đáp trả toàn diện: áp thuế 15% đối với than và khí hóa lỏng, 10% với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số ô tô của Mỹ là một trong những động thái cứng rắn và thể hiện thái độ rõ ràng, ngay sau những màn đáp trả qua lại từ chính sách thuế quan.

Với thặng dư thương mại năm 2024 khoảng 300 tỷ USD, các giao dịch thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đóng vai trò quan trọng đối với cục diện kinh tế thế giới.

Và những biến động trong quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này không chỉ tác động đến chính họ, mà còn tác động rất lớn đến các nền kinh tế có liên quan khác.

Hồi hộp trước nguy cơ “thương chiến” - 1
Kinh tế Trung Quốc phát triển kéo theo sự phát triển của thị trường lao động (Ảnh minh họa).

Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có quan hệ mật thiết với cả Trung Quốc và Mỹ. Trong những năm qua, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam ngày càng lớn và chặt chẽ.

Một tỷ lệ rất lớn hàng hóa xuất khẩu qua Mỹ mặc dù đóng nhãn sản xuất tại Việt Nam, nhưng trong đó có “hàm lượng” nguyên liệu, công nghệ từ Trung Quốc là khá cao.

Với những chính sách mới của Mỹ đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, không loại trừ sẽ có những mặt hàng được xuất khẩu từ nước thứ ba sẽ bị lọt vào danh mục bị áp thuế cao nếu như bị phát hiện hàm lượng xuất xứ Trung Quốc ở mức “vượt trần”.

Đó thực sự là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề đối với nguồn nhân lực. Bởi nó đặt ra yêu cầu phải thay đổi quy trình, công nghệ, đi đôi với việc nâng chất nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao tỷ trọng nội địa hóa. 

Theo giới chuyên gia, trước mắt Việt Nam cần tập trung vào sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đảm bảo minh bạch xuất xứ và đa dạng thị trường để tránh rủi ro thuế quan cũng như tiếp tục thu hút đầu tư.

Mặc dù thặng dư thương mại Việt Nam - Mỹ năm 2024 đạt mức trên 100 tỷ USD, nhưng trên thực tế dường như Việt Nam vẫn chưa phải đối tượng bị nhắm đến ngay lập tức, do quy mô chưa đủ lớn để tính tới chuyện “đổi chác” như với các quốc gia có nền kinh tế lớn khác.

Xuất phát từ đó, giới chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện các giải pháp quan trọng: Tập trung vào sản xuất, cung cấp những loại hàng hóa thiết yếu mà nước Mỹ không có lợi thế hoặc có thể sản xuất nhưng cả chi phí và giá trị không cạnh tranh bằng hàng Việt Nam.

Ví dụ như ngành hàng dệt may da giày; minh bạch xuất xứ hàng hóa là điều rất quan trọng, Việt Nam cần xây dựng hệ thống giám sát quy chuẩn xuất xứ hàng hóa thật minh bạch, không được nhập nhèm. Bên cạnh đó cần phải đa dạng hoá thị trường. 

Nếu giải quyết được các vấn đề trên, ngay cả khi xảy ra “thương chiến”, Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể đón được cơ hội nếu vấn đề minh bạch xuất xứ hàng hóa được thực hiện rõ ràng đồng thời có những trao đổi lợi ích nhất định với Mỹ, góp phần giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất có thể.

Khánh Nguyễn

Báo Lao động và Xã hội số 17

Tin liên quan
Trung Quốc: Làn sóng săn lùng nhân tài AI

Trung Quốc: Làn sóng săn lùng nhân tài AI

(LĐXH) - Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân tài trong bối cảnh ngành trí tuệ nhân tạo (AI) tại quốc gia này đang có dấu hiệu phát triển...