Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

Gia Lai: Vừa bị phạt, xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm

(Dân sinh) - Hơn 6 năm nay, đều đặn, từ 6 đến 17 giờ hàng ngày, cơ sở sản xuất nhựa tái chế ở số 53 Nguyễn Biểu do bà Ngô Thị Thẩm (Sinh năm 1978, trú phường Hoa Lư, thành phố Pleiku) làm chủ thường xuyên thải trực tiếp nước chưa qua xử lý, khí độc ra môi trường khiến cư dân hết sức bất bình.

Clip Cơ sở sản xuất nhựa tái chế.

Theo bà Trịnh Thị Hiền, mỗi khi lò tái chế ở cơ sở này hoạt động, ngoài mùi khét của nhựa bị đốt, cộng thêm các loại mùi khác như: Nước mắm, nước tương, thuốc trừ sâu, trừ cỏ cùng đủ các loại còn thừa trong các chai lọ... đã tạo ra một loại mùi hôi hỗn tạp, phả trực tiếp ra môi trường, khiến người dân xung quanh bị ảnh hưởng và rất bất bình. 

Người dân nơi đây còn ảnh hưởng mùi hôi thối phát ra từ hệ thống nước thải chưa qua xử lý của cơ sở này xả trực tiếp ra môi trường xung quanh. Mỗi khi trời nắng ráo, cơ sở này còn mang những loại nhựa mà thị trường không "ăn hàng" ra đường tổ chức đốt khiến không khí càng trở nên ngột ngạt. Ngày nào cũng bị ảnh hưởng cái mùi "đặc sản" nên hầu như dân ở đây ai cũng bị viêm đường hô hấp, thậm chí trẻ em có triệu chứng bị viêm xoang. 

Chưa hết, vì bãi tập kết các kiện hàng nhựa chưa xử lý bao gồm đủ các loại chai, lọ đựng các loại gia vị thực phẩm còn sót lại và được quy tập từ nhiều nơi trong thời gian dài nên đã trở thành "tổ ấm" định cư của cơ man nào là ruồi, muỗi, rắn, rết... "Nhà tôi hầu như lúc nào cũng đóng cửa im ỉm vì sợ khói bụi ô nhiễm và ruồi muỗi xông vào. Dân ở đây rất ít khi mời khách đến nhà chơi bởi ai cũng ái ngại cái mùi hôi tả-pí-lù phát ra từ cơ sở tái chế nhựa này. Chưa hết, lâu lâu chúng tôi còn chịu cảnh kinh hồn bạt vía khi lũ rắn, rết trong các kiện nhựa phế thải ghé thăm. Riêng nhà tôi thì rắn rết đã rất nhiều lần mò qua, con nào con nấy đều bự khiến chúng tôi rất lo lắng cho con cái, hễ sơ ý là đi đời như chơi", bà Trịnh Thị Hiền nói.

Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 2.

Nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường.

Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 3.


Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 4.

Các kiện nhựa phế thải được tập kết ngoài trời chờ tái chế.

Ngày 13/9/2019, tại Thông báo số 1049 do Thượng tá Hoàng Văn Huân - Phó Trưởng Công an thành phố Pleiku ký thể hiện, qua kiểm tra, Công an thành phố Pleiku phát hiện cơ sở mua bán phế liệu của bà Ngô Thị Thẩm dù có đầy đủ giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản cam kết bảo vệ môi trường song các kiện hàng phế liệu để ngoài trời không che đậy gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hành vi trên của bà Ngô Thị Thẩm đã vi phạm vào điểm b, khoản 1, Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ. Công an thành phố Pleiku đã lập biên bản và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 750.000 đồng đối với bà Ngô Thị Thẩm. Đồng thời, đề nghị cơ sở này khắc phục ngay lỗi vi phạm, tiến hành thu gom, dọn dẹp phế liệu vào trong kho, bãi theo đúng qui định, không được để ngoài trời gây phát tán mùi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 5.

Thông báo của Công an thành phố Pleiku.

Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 6.

Các kiện nhựa phế thải được tập kết ngoài trời chờ tái chế.

Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 7.


Gia Lai: Công an vừa phạt xong thì xưởng tái chế nhựa lại tiếp tục gây ô nhiễm - Ảnh 8.


Dù ngành chức năng đã vào cuộc song theo người dân, tình hình không có gì thay đổi. Cơ sở trên vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn rầm rộ hơn trước khiến ai cũng bất bình. Chúng tôi tiến hành mục sở thị thì thấy phản ánh của dân là hoàn toàn chính xác. Cơ sở tái chế nhựa của bà Ngô Thị Thẩm vẫn hoạt động bình thường, nơi tập kết các kiện hàng phế liệu vẫn chẳng hề được che đậy. Xung quanh cơ sở tái chế nhựa này, mùi hôi hỗn hợp tỏa ra nồng nặc, đậm đặc. Vì người viết mới được "thưởng thức cái mùi đặc sản trên" lần đầu nên ruột gan cứ nôn nao, cảm giác hết sức khó chịu. 

"Chúng tôi không thể nào hiểu nổi, Công an vừa xử phạt ngày hôm trước thì hôm sau cơ sở trên vẫn tiếp tục hoạt động như thường lệ. Chúng tôi đã nhiều năm sống cực khổ, kêu cũng đã nhiều rồi, thấy Công an xuống làm việc ai cũng tưởng sẽ thoát cảnh sống khốn khổ này, ai dè... tình hình vẫn chẳng có gì khả quan", người dân bức xúc.

Tin liên quan
Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

(LĐXH) - Để phòng ngừa “bà hỏa”, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành nghiêm quy...
Hiểm họa vì làm đẹp cấp tốc

Hiểm họa vì làm đẹp cấp tốc

(LĐXH) - Cận tết là thời điểm nhu cầu làm đẹp tăng cao, nhiều cơ sở thẩm mỹ tung các chiêu quảng cáo thu hút khách như giá rẻ, đẹp ăn liền, giảm giá...