Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Nhân lực

Bắc Kạn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

LĐXH
LĐXH

(LĐXH) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Theo số liệu thống kê, số người từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh hiện có trên 255.900 người, chiếm gần 80% dân số.

Số người tham gia hoạt động kinh tế (có việc làm) hơn 207.000 người, chiếm khoảng 81% dân số từ 15 tuổi trở lên, trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị có trên 36.600 người, chiếm khoảng 17%, lực lượng lao động nông thôn có hơn 167.900 người, chiếm khoảng 82%.

img-0580-3863.jpg
 Đào tạo nghề hàn tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn. 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Đồng thời, gắn chỉ tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể từng năm nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm vẫn còn một số khó khăn như: Các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ đến làm  thủ tục với các cơ quan chức năng, sau đó giao lại cho người đại diện hoặc các trung tâm tuyển lao động, chưa thực hiện tốt công tác thông tin đối với chính quyền địa phương và Sở LĐ-TB&XH.

Do vậy việc nắm bắt thông tin về kết quả tuyển dụng không được thường xuyên, kịp thời, chính xác.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, chưa thực sự chú trọng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề, vẫn còn tình trạng sử dụng lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Mức chi hỗ trợ học nghề trình độ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo các chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp so với điều kiện thực tế hiện nay nên không thu hút được đông đảo NLĐ tham gia đào tạo nghề.

Nhằm triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách, thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH sẽ đẩy mạnh thực hiện tổ chức tư vấn về chính sách việc làm, GDNN, thông tin về nhu cầu tuyển dụng cho NLĐ đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm, đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, GDNN, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Theo bà Hà Thị Liễu, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2020 - 2023, tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 30.200 NLĐ (trong đó đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng là 27.531 NLĐ); giải quyết việc làm cho hơn 271.000 lượt NLĐ (trong đó đưa gần 2.950 NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động có thời hạn).

Phương Minh

Báo Lao động Xã hội số 69

Tin liên quan
Gieo mầm xuân cho tương lai

Gieo mầm xuân cho tương lai

(VTE) - Tết Trồng Cây không chỉ giúp thiên nhiên xanh tươi hơn mà còn dạy các em yêu lao động, bảo vệ môi trường và ghi nhớ công ơn Bác Hồ kính yêu.
Nhu cầu nhân lực công nghệ tăng mạnh

Nhu cầu nhân lực công nghệ tăng mạnh

(LĐXH) - Trước sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, nhân lực giỏi công nghệ, biết vận dụng AI vào công việc...
Nhiều giải pháp hút lao động sau tết

Nhiều giải pháp hút lao động sau tết

(LĐXH) - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi cho biết, trước tết, Bộ đã có dự báo tình hình và hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các giải...