Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Nhân lực

Huế hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm

Phóng viên
Phóng viên

Thừa Thiên Huế hướng tới phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,5%; phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho 17.000 người.

Đây là thách thức rất lớn trong bối cảnh chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển chưa tương xứng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, cũng như sự phát triển nhanh của trí tuệ nhân tạo AI.

IMG_1187.JPG
Thừa Thiên Huế chú trọng nâng cao chất lượng GDNN, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động (Ảnh: Thảo Vi)

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến năm 2023, lực lượng lao động toàn tỉnh là 615.142 người; trong đó lao động qua đào tạo là 432.137 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,25%. 

Số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, qua đó tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên, kết quả khảo sát, đánh giá về năng lực, kỹ năng của người lao động, nhất là nhóm lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh còn thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Mặt khác, Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Năm 2024, Thừa Thiên Huế phấn đấu đưa 2.050 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

IMG_1443.JPG
Tạo việc làm bền vững giúp người lao động tăng thu nhập, thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu đã đặt ra, Thừa Thiên Huế hướng đến đổi mới, tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của GDNN, nhất là đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển GDNN, giải quyết việc làm bền vững. Một trong số đó là Hội nghị GDNN và giải quyết việc làm bền vững sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tới.

Theo đó, hội nghị sẽ là diễn đàn đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát triển GDNN cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông qua hội nghị để kết nối, nhân rộng các mô hình liên kết đào tạo nâng cao kỹ năng lao động gắn với giải quyết việc làm và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm và doanh nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ lắng nghe, tiếp thu ý kiến đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách đối với các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp, đồng hành, hỗ trợ cơ sở GDNN, doanh nghiệp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN, gắn kết với doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

                                                                             Thảo Vi

Tin liên quan
Giáo dục truyền thống qua lễ hội

Giáo dục truyền thống qua lễ hội

(VTE) - Với ý nghĩa gắn kết cộng đồng, lễ hội không chỉ là dịp vui chơi mà còn là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ hiểu công...
Chuẩn bị nhân lực cho nền kinh tế xanh

Chuẩn bị nhân lực cho nền kinh tế xanh

(LĐXH) - Việt Nam đã có sự chuyển đổi trong mô hình phát triển, hướng tới nền kinh tế xanh, đây là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu hướng chung...