Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Nhân lực

Nhật Bản: Người trẻ dần thay đổi quan điểm về “nơi thứ ba”

LĐXH
LĐXH

(LĐXH) - Nhật Bản có truyền thống đề cao văn hóa làm việc chăm chỉ và rất ít người dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại các quán cà phê hay quán bar. Tuy nhiên, trong một xã hội mở như hiện nay, điều đó đang dần thay đổi.

Tại một quán cà phê nhỏ, ấm cúng ở thành phố Nara phía tây Nhật Bản, chủ quán Shoko Iijima nhiệt tình chào đón khách hàng khi họ bước vào cửa.

Tại Astral Ray Coffee, cách tiếp cận thân thiện của Iijima tạo ra tâm trạng vui vẻ, thoải mái mà khách quen và nhân viên yêu thích.

Ảnh Bài 1_Nhật Bản.jpg
Nhật Bản có truyền thống đề cao văn hóa làm việc chăm chỉ và rất ít người dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại các quán cà phê hay quán bar. Tuy nhiên, trong một xã hội mở như hiện nay, điều đó đang dần thay đổi.

Ở đây, mọi người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tìm kiếm một nơi để kết nối thoải mái với những người khác tại “nơi thứ ba”, một môi trường xã hội không phải ở nhà, trường học hay nơi làm việc mà là nơi họ có thể gặp gỡ, tương tác và thư giãn trước khi trở về nhà.

Mệt mỏi vì công việc hoặc cuộc sống gia đình, khách hàng của Astral Ray Coffee có thể thư giãn với một ly cà phê rang và những câu chuyện vui vẻ. Những nơi như vậy được coi là ốc đảo nghỉ ngơi, vẫn còn hiếm ở Nhật Bản nhưng đang tăng dần về số lượng.

Người Nhật có truyền thống chăm chỉ làm việc, dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công việc. Tuy nhiên, người trẻ đang dần thay đổi, bắt đầu lui tới các quán cà phê và quán bar, không giống những thế hệ trước vốn xa lánh những “không gian thứ ba” như vậy.

Mặc dù hầu hết người Nhật coi nhà là nơi thoải mái nhất nhưng số người đến quán cà phê và quán bar để kết nối với người khác ngày càng tăng lên.

Các chuyên gia tin rằng một trong những trở ngại chính đối với những người tìm không gian ngoài nơi làm việc hoặc ở nhà là sự khác biệt trong quan điểm giữa Nhật Bản và các nước khác về việc sử dụng thời gian riêng tư.

Ví dụ, ở nhiều quốc gia trên thế giới, mọi người thường xuyên ghé quán cà phê hoặc quán bar sau giờ làm việc để thư giãn, xả stress. Nhưng tại Nhật Bản, hầu hết mọi người không làm như vậy dù không bị phản đối, vì điều đó đánh giá họ là những thành viên nghiêm túc và chăm chỉ của xã hội.

Fumi Miyazawa, một khách quen tại quán của Iijima, rất thích việc quán mang lại cho cô cơ hội tham gia vào các cuộc trò chuyện cởi mở với nhân viên và khách hàng khác, sau thời gian làm công việc của một y tá. “Tôi có thể trò chuyện trực tiếp với mọi người tại quầy. Đó là liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời”, Miyazawa nói.

Theo một khảo sát do Tổ chức Thúc đẩy Phát triển Đô thị Nhật Bản thực hiện với những người từ 20 đến 29 tuổi ở Tokyo, khi được hỏi nơi nào họ thấy “thoải mái nhất”, 82% cho biết đó là nhà của họ. 20% liệt kê quán rượu, trong khi 14% và 12% cho biết phòng karaoke riêng và quán cà phê là địa điểm yêu thích.

Mặc dù có sự chênh lệch về những nơi được yêu thích tùy theo giới tính, độ tuổi và mức tài chính của mọi người, nhưng chưa đến một nửa số người được hỏi liệt kê những nơi khác ngoài nhà của họ hoặc nhà bạn bè là “nơi thoải mái”.

Giáo sư Nobutaka Ishiyama tại Đại học Hosei tin rằng, dù mới ở giai đoạn ban đầu, Nhật Bản đang chứng kiến sự thay đổi về giá trị từ cái mà ông gọi là “những câu chuyện lớn” - theo đuổi cảm giác thuộc về một cộng đồng hay tổ chức, sang “những câu chuyện nhỏ” - nhấn mạnh tính cá nhân dưới nhiều hình thức. 

Ông Ishiyama cho rằng, mọi người đang tìm kiếm những nơi mà họ có thể tự do tương tác với nhau dựa trên những sở thích hoặc sở thích tương tự ngoài công việc. Chấp nhận người nước ngoài cũng là một ví dụ.

“Nếu chúng ta có thể tạo ra một nơi mà những người xa lạ có thể tự do kết nối, cảm thấy an toàn và hòa nhập, điều đó sẽ làm phong phú thêm nền văn hóa Nhật Bản nói chung”, giáo sư Ishiyama nói.

Ayako Sakai, 28 tuổi, người Tokyo  đang quản lý quán cà phê Stray Cat ở Oyodo, tỉnh Nara, từng làm nhân viên tình nguyện phát triển cộng đồng trong 3 năm từ 2018 trước khi định cư trong khu vực. Cô đã nhận lời khuyên từ người dân địa phương khi bắt đầu kinh doanh vào năm 2021.

Sakai nhận thấy sự gia tăng về khách hàng thường xuyên, một số người chủ ý ghé quán để gặp gỡ cô. Một số người tâm sự với cô về những vấn đề gặp phải trong công việc hoặc vui vẻ kể về các dự định nghề nghiệp tương lai. 

“Hy vọng họ cảm thấy vui vẻ hơn khi trở về nhà”, Sakai nói và cho biết cô cảm thấy thoải mái khi tương tác với  khách hàng.

Sakai nói thêm, cô mong muốn Stray Cat sẽ luôn là nơi để mọi người có thể tới và thư giãn, để cô có thể trả ơn cộng đồng đã đối xử rất tốt với mình.

Ninh Trần (theo SCMP)

Báo Lao động Xã hội số 65

Tin liên quan