Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Tiền lương - Tiền công

Lương cơ bản lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cao nhất 80 triệu đồng/tháng?

Thanh Nhung
Thanh Nhung

Đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước là 80 triệu đồng/tháng.

Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

Dự thảo quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Theo đó, dự thảo đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp nhà nước là 80 triệu đồng/tháng.

Lương cơ bản lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cao nhất 80 triệu đồng/tháng? - 1
Đề xuất lương cơ bản lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng (Ảnh minh họa: Ng.Th).

Cũng theo Dự thảo Nghị định, tiền lương, tiền thưởng của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên được xác định tách bạch với tiền lương, tiền thưởng của Ban điều hành. 

Trong đó, Ban điều hành, tiền lương, tiền thưởng được tính chung trong quỹ tiền lương, tiền thưởng với người lao động và được chi trả gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh và có khống chế mức tiền lương tối đa so với mức tiền lương bình quân chung của người lao động.

Trường hợp thành viên Ban điều hành được thuê làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền thưởng được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Tiền lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng, tính theo năm, gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

Trường hợp Thành viên hội đồng đồng thời đảm nhận chức danh Ban điều hành thì hưởng tiền lương, tiền thưởng theo chức danh Ban điều hành và thù lao theo chức danh Thành viên hội đồng;

Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc thì hưởng tiền lương, tiền thưởng theo chức danh Chủ tịch công ty; Ban kiểm soát chỉ có 1 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát.

Cụ thể, mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:

Lương cơ bản lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cao nhất 80 triệu đồng/tháng? - 2

Mức lương cơ bản gồm 8 mức, chia theo 2 nhóm doanh nghiệp (nhóm I: áp dụng đối với tổng công ty, tập đoàn kinh tế; nhóm II: áp dụng đối với doanh nghiệp độc lập).

Mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch Công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị ở mức 1 là 80 triệu đồng/tháng, tăng 10 triệu đồng so với Đề án khi báo cáo Trung ương dự kiến thực hiện từ năm 2021.

Mức lương cơ bản thấp nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch Công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị là mức 4 với 32 triệu đồng/tháng.

Cùng với đó, mức lương cơ bản cao nhất và thấp nhất của Trưởng ban Kiểm soát lần lượt là 66 và 26 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ bản cao nhất và thấp nhất của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên là 65 và 25 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ bản được quy định gắn với 3 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận chia theo ngành, lĩnh vực (không dựa vào xếp hạng như hiện hành) theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định.

Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch để xác định mức lương cơ bản được hưởng theo nguyên tắc phải bảo đảm đủ 3 chỉ tiêu tương ứng với mức lương nào thì được áp dụng mức lương cơ bản đó.

Dự thảo nêu rõ, tùy theo nhiệm vụ, tính chất ngành nghề, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương pháp xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân hoặc xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định.

Đối với doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau và có thể tách bạch được các chỉ tiêu lao động, tài chính để tính năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động thì doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp trong 2 phương pháp trên để xác định quỹ tiền lương tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.

Tin liên quan
Công nhân ngóng tăng lương từng ngày…

Công nhân ngóng tăng lương từng ngày…

(LĐXH) - Chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt, giá thuê nhà cao… là lý do rất nhiều công nhân mong muốn được tăng lương để có tiền trang trải cuộc sống...
Đào, quất "hồi sinh" từ phố về vườn

Đào, quất "hồi sinh" từ phố về vườn

(LĐXH) - Thời điểm này, người dân làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) tất bật nhập cây giống, thu gom, cắt tỉa cành, cải tạo đất...
Thích nghi với nền kinh tế số

Thích nghi với nền kinh tế số

(LĐXH) - Nền kinh tế số được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt đó là các giao dịch điện tử trên internet.