Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Xoá đói giảm nghèo

Tiền Giang giảm nghèo bền vững từ nhận thức đến hành động

(Dân sinh) - Năm 2020, ngành LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang đã tạo được nhiều đột phá với những con số thật ấn tượng trong các lĩnh vực: Đền ơn đáp nghĩa, dạy nghề - việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt là công tác giảm nghèo; qua đó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

w Phóng viên Báo Lao động và Xã hội đã phỏng vấn ông Lý Văn Cẩm, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang xung quanh vấn đề này.

* Phóng viên: Xin ông cho biết một số kết quả đạt được của ngành LĐ-TB&XH, đặc biệt là kết quả của công tác giảm nghèo trong năm 2020 vừa qua?

- Giám đốc Lý Văn Cẩm: Với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, toàn thể doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Tiền Giang trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo đã đạt những kết quả quan trọng về giảm nghèo, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2020, toàn tỉnh đã tư vấn 32.702 lượt lao động, tăng 53,9% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 164% kế hoạch năm. 

Tiền Giang giảm nghèo bền vững từ nhận thức đến hành động - Ảnh 1.

Ông Lý Văn Cẩm, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang

Công tác đền ơn đáp nghĩa đã vận động được 10,8 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch; xây dựng 127 căn nhà tình nghĩa với kinh phí 5,12 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch; sửa chữa 118 căn nhà tình nghĩa với số tiền 2,36 tỷ đồng, đạt 236% kế hoạch. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các xã bãi ngang ven biển và hải đảo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin). 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,87% năm 2016 còn dưới 3% và dưới 2% vào năm 2030. Tiến tới ổn định tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu, thường xuyên tồn tại khách quan trong quá trình vận động phát triển của nền kinh tế - xã hội. Bình quân giảm từ 0,6 - 0,9%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo giảm bình quân 4%/năm.

* Giai đoạn 2016 - 2020, Tiền Giang thực hiện rất thành công chương trình giảm nghèo, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2% vào cuối năm 2020. Vậy ông có thể chia sẻ một số giải pháp và chính sách thực hiện hiệu quả thời gian qua?

- Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh giảm được 4% tỷ lệ hộ nghèo (giảm 19.870 hộ), bình quân mỗi năm giảm 0,8%; đưa tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh từ 5,87% đầu năm 2016 xuống còn 1,87% cuối năm 2020; đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Tổng số hộ nghèo của tỉnh còn 9.429 hộ, chiếm 1,87% tổng số hộ toàn tỉnh (504.832 hộ), hộ cận nghèo 16.736 hộ, chiếm 3,32%. Riêng huyện nghèo Tân Phú Đông giảm từ 42,47% (năm 2016) xuống còn 8,08% (năm 2020), tỷ lệ giảm bình quân mỗi năm là 6,53%, vượt kế hoạch.

Các chính sách, giải pháp giảm nghèo phải được triển khai thực hiện lồng ghép, đồng bộ và hiệu quả. Giải quyết cơ bản cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Tiền Giang giảm nghèo bền vững từ nhận thức đến hành động - Ảnh 3.

Ông Lý Văn Cẩm, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang thăm và tặng quà cho gia đình người có công

Nguồn lực cho Chương trình luôn được bố trí hiệu quả và hợp lý, ngân sách trung ương bố trí trong 5 năm để thực hiện các dự án hỗ trợ giảm nghèo trực tiếp giao cho tỉnh Tiền Giang để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là 211,003 tỷ đồng. Các dự án như: 30a; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rông mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuấot, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo xã ngoài chương trình 30a.

 Các địa phương đang tổ chức hoạt động tạo nguồn xuất khẩu lao động, xem đây là mục tiêu giảm nghèo bền vững của các huyện, ngành; tích cực tuyên truyền lồng ghép trong các lớp dạy nghề các chính sách mới của tỉnh.Nhờ sự đầu tư từ Trung ương đến địa phương, từ các dự án, chương trình trên tất cả lĩnh vực đã hỗ trợ huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo phát triển kinh tế - xã hội giúp thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước: Năm 2016 đạt 39,9 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 43 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 46,8 triệu đồng/người/năm, năm 2019 đạt 50,7 triệu đồng/người/năm (tăng 1,41 lần so năm 2015).

Tiền Giang giảm nghèo bền vững từ nhận thức đến hành động - Ảnh 4.

Thực hiện giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Thực hiện giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Năm 2020, 6/11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển của tỉnh thoát khỏi tình trạng khó khăn được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.Qua 5 năm tập trung thực hiện đồng bộ các chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn… cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh đã tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo, kết quả thực hiện đạt so với kế hoạch.

* Bước sang năm 2021, ngành LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang phấn đấu giảm 0,2%, tương đương 1.000 hộ nghèo. Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, ngành có những giải pháp cụ thể nào, thưa ông?

- Năm 2021, Tiền Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh xuống còn 1,67% (giảm 0,2%, tương đương 1.000 hộ).Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, Tiền Giang đẩy mạnh tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong các cấp, ngành, địa phương về chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, làm mọi người, mọi cấp, mọi ngành nhận thức đầy đủ về công tác giảm nghèo bền vững.

 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy chính quyền, các tổ chức hội đoàn thể, người dân, đặc biệt là của người nghèo, cận nghèo về tầm quan trọng, mục đích ý nghĩa của công tác giảm nghèo để mọi người đồng lòng, chung tay thực hiện giảm nghèo bền vững.Căn cứ các chính sách giảm nghèo hiện hành, từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các địa phương tổ chức phân loại đối tượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, việc làm, vốn sản xuất... đề xuất các giải pháp cụ thể: Những hộ thiếu vốn sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt được tư vấn về chính sách vay vốn hộ nghèo để sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; hỗ trợ nguồn vốn từ nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; những hộ có nhu cầu về việc làm được tư vấn giới thiệu việc làm cho người có nhu cầu về việc làm, xuất khẩu lao động…

Tiền Giang giảm nghèo bền vững từ nhận thức đến hành động - Ảnh 5.

Ông Lý Văn Cẩm, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang tặng quà cho người có công

Đối với những hộ có người cao tuổi, neo đơn, không còn sức lao động thì vận động các nhà hảo tâm như: Doanh nghiệp, tập thể, cá nhân.... đóng góp hoặc nhận phụng dưỡng trực tiếp, triển khai hỗ trợ hàng tháng để họ có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; phân công đảng viên, các tổ chức chính trị, đoàn thể cơ sở theo dõi giúp đỡ; tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, huyện.

Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ đối với từng hộ nghèo, coi nhiệm vụ hỗ trợ các hộ người có công thoát nghèo là nội dung quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị, tổ chức trong năm cũng như cả nhiệm kỳ.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo ở cơ sở gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo; các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo trên địa bàn, phối hợp với chính quyền cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ nghèo.

* Trân trọng cảm ơn ông!

Tin liên quan
Tuổi già nhưng chí không già

Tuổi già nhưng chí không già

(LĐHX) - Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng”, “Tuổi già nhưng chí không già”, nhiều người cao tuổi (NCT) tích cực lao động sản xuất, kinh doanh,...
Tết ấm trong những căn nhà mới

Tết ấm trong những căn nhà mới

(LĐXH) - Nhận được sự chung tay hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng, những ngày này rất nhiều hộ nghèo phấn khởi hoàn thiện các khâu cuối cùng để đón...