Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Bắc Ninh ban hành kế hoạch về phòng, chống xâm hại trẻ em

(Dân sinh) - Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; đồng thời nâng cao trách nhiệm, sự quan tâm và nhận thức của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa ký, ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Tỉnh Bắc Ninh ban hành kế hoạch về phòng, chống xâm hại trẻ em - Ảnh 1.

Tỉnh Bắc Ninh ban hành kế hoạch về phòng, chống xâm hại trẻ em (ảnh mh).

Theo Kế hoạch, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật, các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam. 

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em với hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhóm đối tượng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Tăng cường chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nội dung các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em được phê duyệt giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tiếp tục huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh cho công tác trẻ em. 

Đồng thời, làm tốt công tác phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an ninh nơi công cộng, từng bước trang bị hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh, nhất là tại khu vực trường học, cơ sở trợ giúp xã hội, chung cư, khu vui chơi, giải trí của trẻ em. 

Cùng với đó, đầu tư, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em; bảo đảm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại được áp dụng biện pháp hỗ trợ, trẻ em bị xâm hại được áp dụng biện pháp can thiệp; ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc xâm hại trẻ em.

Tin liên quan
Những hành trình đậm hương xuân

Những hành trình đậm hương xuân

(LĐXH) - Dịp Tết Nguyên đán, các địa phương, doanh nghiệp lữ hành thiết kế nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, xây dựng các tour đặc sắc phục vụ...
Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

(LĐXH) - Để phòng ngừa “bà hỏa”, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành nghiêm quy...