Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Ba kịch bản lạm phát năm 2024

Thanh Nhung
Thanh Nhung

Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước định giá tác động, đã xây dựng 3 kịch bản lạm phát của năm 20224 ở mức 3,5%; 4% và 4,5%.

1a.jpg
Đối với năm 2024, theo Bộ Tài chính, vẫn có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá (Ảnh minh họa)

 

Chiều 23/1, Ban Chỉ đạo điều hành giá họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024.

Lạm phát tuy giảm nhưng vãn cao hơn dài hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, lạm phát toàn cầu tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao khiến nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2023 đã duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao để kiểm soát lạm phát.

Đến cuối năm 2023, lạm phát tuy giảm nhưng vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của các ngân hàng trung ương.

Đối với tình hình trong nước, lạm phát có xu hướng tăng cao vào đầu năm sau đó theo xu hướng giảm dần và tăng nhẹ trở lại trong quý IV/2023. Thị trường hàng hóa trong nước năm 2023 cơ bản bình ổn, nguồn cung hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm.

Giá các mặt hàng thực phẩm, vật tư nông nghiệp không có biến động lớn, riêng mặt hàng thóc gạo giá tăng do nhu cầu tăng cao trên thị trường thế giới.

Đáng lưu ý, công tác điều hành giá năm 2023 có nhiều thuận lợi, giá xăng dầu có diễn biến tăng, giảm đan xen do tác động của giá thế giới nhưng biên độ tăng giảm không quá lớn.

Giá một số mặt hàng nhà nước quản lý đã có một số điều chỉnh theo lộ trình thị trường nhưng với mức độ ít, mang tính kiềm chế và tập trung vào cuối năm nên về tổng thể tác động không lớn đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2023.

Theo Bộ Tài chính, năm 2024 sẽ có một số làm tăng áp lực lạm phát như giá mặt hàng giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu được dự báo có thể có biến động tăng;

Giá lương thực có thể tiếp tục tăng giá do nhu cầu gạo của một số quốc gia nhập khẩu của Việt nam tiếp tục duy trì mức cao; giá vật tư nông nghiệp có thể tăng trong những tháng đầu năm theo xu hướng thế giới.

Chưa kể, giá một số mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào mùa vụ, Tết.

Chuẩn bị tốt phương án điều hành giá 

Việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024 như giá dịch vụ giáo dục đại học công lập và giáo dục nghề nghiệp, mức trần học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027;

Hay giá điện do Bộ Công thương kiến nghị trong năm 2024 xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để EVN có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Ngoài ra còn có giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường trong năm 2024 do Bộ Y tế đề xuất tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chỉ phí quản lý;

Giá một số dịch vụ thuộc nhóm giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh tăng trong năm 2024 như khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không tăng trung bình 3,75%, khung giá một số dịch vụ tại cảng biển, giá vé của một số dự án BOT được điều chỉnh tăng từ ngày 29/12/2023....

Ngược lại cũng sẽ có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như  Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;  việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm đảm bảo cơ bản nguồn cung....

Đặc biệt, một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế GTGT... góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ.

Mặt khác, lạm phát toàn cầu hạ nhiệt giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát; các ngân hàng trung ương ngừng tăng lãi suất giúp giảm áp lực về tỷ giá.  

Bên cạnh đó, chủ chương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong những năm qua sẽ giúp củng cố niềm tin của DN và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.

Trên cơ sở này, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành đã xây dựng 3 kịch bản lạm phát của năm 2024 ở mức từ 3,52%-4,5%.

Bên cạnh đó, một số dự báo của các cơ quan chuyên môn độc lập cũng dự báo CPI bình quân năm 2023 xoay quanh mức 3,5-4,5%; Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,5%-4,5% (3 kịch bản 3,5%, 4% và 4,5%). Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 ± 0,5%.

Trước mắt, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

.

 

 

Tin liên quan
Phim tết có thực sự là mùa vàng?

Phim tết có thực sự là mùa vàng?

(LĐXH) - Những mùa tết gần đây, phim Việt áp đảo các suất chiếu ngoại ở các rạp chiếu. Điều này vừa là động lực, vừa là thách thức đối với các nhà...