Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Ba Lan phát triển máy phát hiện Covid-19 qua hơi thở, Oxford lần đầu thử nghiệm vaccine trên trẻ em

Các nhà khoa học của Ba Lan mới đây đã phát triển một thiết bị có thể phát hiện Covid-19 trên cơ sở phân tích hơi thở của người bệnh.

VOV đưa tin, thiết bị do Tập đoàn hệ thống ML (ML System) của Ba Lan phát triển, có cơ chế hoạt động giống như một máy thở, người được kiểm tra chỉ cần thở vào thiết bị để phân tích xem có đang bị nhiễm Covid-19 hay không. Toàn bộ quá trình chỉ mất khoảng 10 giây.

Ba Lan phát triển máy phát hiện COVID-19 qua hơi thở, Oxford lần đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên trẻ em - Ảnh 1.

ổng thống Andrzej Duda trong buổi giới thiệu sảm phẩm của ML System.

Chủ tịch hội đồng quản trị của hệ thống ML - Dawid Cycon cho biết, sản phẩm đã được tập đoàn phát triển từ cuối năm 2020 và kết quả thử nghiệm ban đầu đã cho kết quả khả quan.

Ưu điểm của thiết bị này là cho kết quả nhanh chóng và có thể thực hiện tại nhiều nơi khác nhau. Ông hy vọng thiết bị sẽ sớm được sản xuất hàng loạt sau khi các cơ quan chức năng chứng nhận kết quả thử nghiệm lâm sàng.

Sản phẩm được giới thiệu nhân dịp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đến thăm trụ sở của tập đoàn hệ thống ML  hôm 11/2 vào được Tổng thống đánh giá cao. Theo ông Dawid Cycon, nếu được cấp phép, sản phẩm sẽ giúp Ba Lan tiết kiệm hàng triệu USD trong việc xét nghiệm Covid-19.

Thông tin trên báo Tin tức cho hay, Đại học Oxford ngày 13/2 thông báo đã triển khai nghiên cứu đánh giá độ an toàn và phản ứng miễn dịch ở trẻ em của vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mà trường hợp tác với hãng dược AstraZeneca bào chế. Đây là lần đầu tiên thử nghiệm phản ứng vaccine ở trẻ em được tiến hành.

Cuộc thử nghiệm giai đoạn giữa mới này sẽ xác định liệu vaccine có hiệu quả ngừa bệnh đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi hay không. Đại học Oxford cho biết sẽ có khoảng 300 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm và dự kiến đợt tiêm đầu tiên sẽ diễn ra trong tháng này.

Vaccine với phác đồ tiêm 2 mũi do Đại học Oxford và AstraZeneca hợp tác phát triển được gọi là “vaccine cho thế giới” bởi giá thành rẻ hơn và dễ phân phối hơn các vaccine khác.

AstraZeneca đặt mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều vaccine trong năm nay và đến tháng 4 sẽ đạt hơn 200 triệu liều mỗi tháng.

Tin liên quan
Những hành trình đậm hương xuân

Những hành trình đậm hương xuân

(LĐXH) - Dịp Tết Nguyên đán, các địa phương, doanh nghiệp lữ hành thiết kế nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, xây dựng các tour đặc sắc phục vụ...
Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

Chủ động ngăn chặn “bà hỏa”

(LĐXH) - Để phòng ngừa “bà hỏa”, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành nghiêm quy...