Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đế chế Samsung và công cuộc truyền ngôi chỉ có ở Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thường nói đùa rằng họ có thể sống từ lúc chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay tại "Cộng hòa Samsung" - nơi mà ông chủ Lee Kun-hee đang dọn ngai vàng cho "thái tử". Việc Samsung chưa bổ nhiệm chủ tịch mới là một quy tắc văn hoá doanh nghiệp chỉ có ở Hàn Quốc...

 

Không được chính thức "truyền ngôi" khi cha vẫn còn sống

 

Con trai chủ tịch Samsung đã lãnh trách nhiệm điều hành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này từ hơn một năm qua, nhưng ông sẽ không được bổ nhiệm làm chủ tịch khi cha ông vẫn còn sống.
Dù chưa nắm giữ cương vị chủ tịch tập đoàn, Lee Jae Yong, con trai chủ tịch Lee Kun Hee, đang tạo nên những dấu ấn của riêng mình tại Samsung, theo Bloomberg.

Tỷ phú Lee Kun-hee (giữa), Chủ tịch Samsung Electronics và con gái Lee Boo-jin (phải), Giám đốc điều hành Hotel Shilla Co., tại một cuộc họp của công ty tại Shilla Hotel ở Seoul..

Trong lúc ông Lee Kun Hee cần thời gian để dần hồi phục sau cơn đau tim cách đây một năm, con trai duy nhất của ông đang tiến hành tái cơ cấu phần sở hữu của gia tộc trong tập đoàn Samsung, thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập và gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới CEO của Apple Tim Cook.
Cùng lúc, “viên ngọc” của tập đoàn là Samsung Electronics đã cho ra mắt smartphone Galaxy S6, sản phẩm được người tiêu dùng mong đợi, và cam kết sẽ chi 15 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn tại Hàn Quốc.
Trong thời gian qua, ông Lee Jae Yong, 46 tuổi, đã gánh trách nhiệm lãnh đạo tập đoàn gia đình (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc với khoảng 70 công ty con. Tuy nhiên, quy tắc văn hóa của các chaebol khiến ông không được chính thức làm chủ tịch khi cha ông vẫn còn sống.

Ông Lee Jae Yong - Ảnh: Bloomberg

Samsung công bố rất ít thông tin về việc thừa kế, và trong thời gian chủ tịch tập đoàn này vắng mặt do vấn đề sức khỏe, không hề có sự thay đổi nào với các vị trí giám đốc điều hành. Song con trai ông ngày càng có vai trò lớn hơn và đưa ra những chiến lược dài hạn.

"Có vẻ như Lee Jae Yong đang cố gắng truyền đi một thông điệp rằng Samsung dưới thời của ông sẽ khác với thời của cha mình", Lee Sang Hun, một nhà phân tích tại Công ty Đầu tư & Chứng khoán HI, nhận định. "Về nguyên tắc, Lee Jae Yong không phải là chủ tịch của Samsung, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng thực tế thì ông ấy là chủ tịch".

Cách làm của Samsung khác với những tiêu chuẩn bên ngoài Hàn Quốc. Ví dụ, hầu hết các công ty Mỹ sẽ ngay lập tức cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về người kế nhiệm khi có một người rời nhiệm sở. Những công ty không cung cấp thông tin đầy đủ sẽ chịu rất nhiều áp lực về việc công bố thông tin.
Samsung không đưa ra thông tin cụ thể về quá trình chuyển giao quyền lực của chủ tịch Lee Kun Hee, và cũng không có thông báo nào về việc ông bị đau tim, cho đến khi báo giới đặt câu hỏi.

Người thừa kế lên nắm quyền theo kiểu truyền ngôi... hoàng đế
 
Ở Hàn Quốc, việc người thừa kế lên nắm quyền thay cha tại tập đoàn gia đình sẽ tương tự như một cuộc cách mạng, giáo sư kinh tế Kim Sang Jo tại Đại học Hansung, Seoul cho biết.
 
Nhiều thách thức khó khăn đang đợi Phó chủ tịch Jay Y. Lee ở phía trước.

Một trong những người thân cận ở Samsung cho biết, ở Hàn Quốc, mọi người gọi việc này là "quản lý kiểu hoàng đế" khi ông này mô tả sự sùng bái những ông chủ các tập đoàn mà ở Hàn Quốc được gọi là “chaebol”. Điều được nói về bất kỳ ông chủ chaebol nào là “không thể tranh cãi được”.
Lời nói của các ông chủ chaebol giống như lời của hoàng đế, lời của Chúa và không thể bác bỏ được. Hơn nữa, Jay Y. Lee là nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại hơn cha mình. Vị Phó chủ tịch 46 tuổi này khá nhẹ nhàng và ưa nhìn, ông nói tiếng Anh và tiếng Nhật một cách trôi chảy lưu loát (ông đã học MBA tại Đại học Keio ở Tokyo và nhiều năm tại Harvard Business School, mặc dù chưa tốt nghiệp).
Ở Hàn Quốc, Jay Y. Lee thường được gọi là “thái tử Samsung” và đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong những năm gần đây như một phần trong kế hoạch kế vị, trước khi đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch năm 2012.
"Gia đình Samsung", từ trái sang: Lee Jae-yong, Lee Boo-jin và Lee Seo-hyun.
"Vị trí chủ tịch sẽ không được giao cho Lee Jae Yong đến khi ông Lee Kun Hee qua đời. Đây là văn hóa chaebol rất độc đáo của Hàn Quốc", ông Kim nói.
Jay Y đã được chuẩn bị để trở thành nhà lãnh đạo tiềm năng kể từ khi ông vào làm việc ở Samsung vào năm 2001. Ông tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul, trường đại học hàng đầu Hàn Quốc, và có bằng thạc sĩ từ Đại học Keio của Nhật Bản. Ông cũng từng là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Harvard Business School, nhưng ông chưa nhận được học vị tiến sĩ.
Hầu hết hoạt động hàng ngày tại tập đoàn đều do các giám đốc điều hành đảm nhận, nên ông Lee Jae Yong chỉ tập trung vào việc xây dựng các định hướng chiến lược của Samsung và cắt giảm những mảng kinh doanh không cần thiết của tập đoàn đa ngành này.
Ông Lee Kun Hee, chủ tịch Samsung từng đã bị kết tội trốn thuế và cho hưởng 3 năm án treo năm 2008 vì bán trái phiếu cho các con mình với giá thấp hơn giá thị trường, một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc duy trì kiểm soát trong gia đình. (Ông Lee có 2 con gái và cũng tham gia vào kinh doanh. Một người con gái khác đã tự tử tại New Yorkk năm 2005).
Ông Lee đã rút khỏi vị trí chủ tịch Samsung và rút lui khỏi Ủy ban Olympic Quốc tế. Nhưng năm 2009 ông được xóa án và trở lại đảm nhiệm cả 2 vai trò, vừa kịp giúp Hàn Quốc tiến hành nỗ lực lần thứ 3 – và thành công – trong việc giành quyền tổ chức Thế vận hội Olympics mùa đông năm 2018. Và mọi chuyện ở Hàn Quốc đang thay đổi. 
Các sản phẩm Samsung luôn được ưa chuộng
Người nước ngoài không thể hiểu nổi vì sao lại chưa "truyền ngôi", nhưng đây alf điều  độc đáo chỉ có ở Hàn Quốc. "Hoàng đế của Samsung hiện đang trong bệnh viện và con trai của ông, thái tử, sẽ phải ở nguyên vị trí của mình cho đến khi triều đại của hoàng đế kết thúc với cái chết của ông", ông Chang nói.