Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Gặp người đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều dưới đây

Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cần tận dụng 'giờ vàng' để cứu sống họ. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên gọi cấp cứu ngay, tránh mất thời gian làm theo những phương pháp chữa bệnh không có căn cứ khoa học.

Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cần tận dụng "giờ vàng" để cứu sống họ. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên gọi cấp cứu ngay, tránh mất thời gian làm theo những phương pháp chữa bệnh không có căn cứ khoa học.

TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội - Hội sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhấn mạnh, tuyệt đối không được làm những việc dưới đây khi người thân bị đột quỵ:

- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg.

- Không dùng thuốc Aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.

Gặp người đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều dưới đây - Ảnh 2.

Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?

TS. Tuấn khuyến cáo, nếu gặp người có dấu hiệu đột quỵ, việc cần làm là đỡ người thân để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên khi sơ cứu người bị đột quỵ.

Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.

Nếu người bệnh hôn mê: Cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.

Gặp người đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều dưới đây - Ảnh 3.

Cách phòng căn bệnh

Để phòng ngừa đột quỵ và đột quỵ tái phát, người dân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc; Ăn nhạt, giảm muối mắm; Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh; Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường; Uống nhiều nước lọc, nước trái cây...

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Do đó, cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Hút thuốc là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Tin liên quan
Phim tết có thực sự là mùa vàng?

Phim tết có thực sự là mùa vàng?

(LĐXH) - Những mùa tết gần đây, phim Việt áp đảo các suất chiếu ngoại ở các rạp chiếu. Điều này vừa là động lực, vừa là thách thức đối với các nhà...