Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Thời sự

"Lốc tặc" nhìn từ hai phía

Hồi 17giờ ngày 13/6,một cơn lốc xoáy với sức gió giật lên đến cấp 9 quét qua Hà Nội, chỉ trong vòng 10 phút đã làm 2 người chết, 10 người bị thương. hàng trăm ôtô, xe máy bị cây đè gây hư hại nghiêm trọng, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hơn 1300 cây xanh bị quật gãy đổ.


                                                              " Lốc lớn" quật đổ cây đè lên xe máy

Ngay sau lốc xoáy, lãnh đạo thành phố Hà Nội huy động  lực lượng bộ đội, công an, sinh viên tình nguyện..làm việc liên tục ngày đêm để khắc phục hậu quả. Đến chiều 15/6, nhiều tuyến phố giao thông vẫn còn tê liệt vì cây gẫy đổ vắt ngang đường. Các chuyên gia về khí tượng cho rằng, cơn lốc mạnh vừa xảy ra tại Hà Nội là hiếm thấy trong những năm gần đây. Đây là cơn lốc đã gây thiệt hại cho Hà Nội lớn nhất từ trước tới nay

Nhìn từ khía cạnh khác :

 

Cây nghiêng, lốc xoáy bẻ gẫy đôi


Cây sâu mục bị”Lốc lớn” bẻ gẫy ngang thân


Cột điện chất lượng kém bị lốc xoáy gập gẫy



Cây cổ thụ xum xuê không được tỉa cành đổ bật gốc. .

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, “trong hơn 1300 cây xanh bị gẫy đổ có 800 cây xanh ở khu vực các quận nội thành, trong đó có 34 cây xà cừ cổ thụ bị bật gốc, gãy, đường kính từ 50-150cm, còn lại chủ yếu là cây muồng, phượng, bằng lăng...”
Qua tìm hiểu, những cây gẫy đổ phần lớn là những cây sâu mục, nghiêng hoặc những cây to tán lá sum suê nhưng chưa được cắt tỉa bớt cành. Hầu hết các cây gẫy đổ đợt này chủ yếu là cây được khuyến cáo không nên trồng trong đô thị. Như vậy “Lốc tặc” cũng giúp sức cho Hà Nội đốn hạ được một số lượng lớn các cây bị nghiêng, cây bị sâu mục rỗng, cây không nên trồng ở đô thị và cả những cây cột điện kém chất lượng mà Hà Nội chưa kịp làm trước mùa mưa bão năm nay.
Khảo sát, nhiều tuyến đường còn rất nhiều cây cổ thụ, tán lá xum xuê còn sống sót qua cơn “Lốc tặc” vừa rồi , nhưng nếu như chúng không được tỉa cành kịp thời thì liệu những cơn lốc và các trận bão sắp tới số phận chúng sẽ ra sao, và có bao nhiêu hệ lụy khác khi chúng lại tiếp tục gãy đổ? Thiệt hại trước mắt là rất đáng tiếc, nhưng dù sao cũng là bài học cho công tác quy hoạch cây xanh, chặt tỉa cây và đốn hạ cây mục rỗng, việc cần làm thường xuyên trước khi mùa mưa bão đang đến gần.
Khắc phục hậu quả chậm chạp:
Đến chiều15/6, nhiều tuyến phố vẫn tê liệt, nhiều nơi giao thông đầu tuần vẫn bị ùn tắc, một số tuyến phố chính vẫn còn trong tình trạng ngổn ngang, chỗ này cây được cưa, cắt thì chất đống trên vỉa hè chưa vận chuyển kịp, chỗ kia thì lực lượng dọn dẹp hỗ trợ nhưng không có dụng cụ như máy cưa, dao rựa, xe ô tô...chứng tỏ công tác tổ chức và điều hành lúng túng, thiếu chuyên nghiệp, vì vậy việc khắc phục hậu quả “Lốc tặc” còn quá chậm so với kỳ vọng của nhân dân.
Nhiều hộ dân, nhiều cơ quan, đơn vị không thể trông chờ nhà chức trách đành phải tự dọn dẹp để lấy lối đi. Nhiều người phải thốt lên: hồi tháng 3/2015, chặt cả ngàn cây chỉ trong mấy ngày nhanh gọn thế, còn bây giờ thì huy động thêm bao nhiêu lực lượng hỗ trợ làm ngày làm đêm mà vẫn ngổn ngang(?).

Tin liên quan
Đổ xô dâng sao, giải hạn đầu năm

Đổ xô dâng sao, giải hạn đầu năm

(LĐXH) - Đầu năm đi lễ chùa trở thành nghi lễ được nhiều người chú trọng với ước vọng, nguyện cầu một năm mới an lành, may mắn, mưa thuận gió hòa.