Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

(Dân sinh) - Điều 3 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định, từ 20/5/2020, khu vực người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài là nơi đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hàng loạt công việc lao động Việt Nam không được làm ở nước ngoài như nghề massage, săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập…

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Ảnh 1.

Lao động Việt Nam không được làm ở nước ngoài các công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất.

Cũng theo điều luật trên, có một loạt công việc lao động Việt Nam không được làm ở nước ngoài, gồm nghề massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân; Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;

Ngoài ra, lao động Việt Nam không được làm ở nước ngoài công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh; Săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương); Liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

Như vậy, theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, lao động Việt Nam không còn bị cấm làm ca sĩ, vũ công ở nước ngoài.

Vể việc tuyển, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, Điều 4 Nghị định 75/2014/NĐ-CP nêu rõ, chỉ có 2 tổ chức được quyền tuyển, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đó là tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền; Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

Trong đó, tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền được tuyển lao động cho: Cơ quan lãnh sự nước ngoài, đại diện ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài; Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy đăng ký hoạt động...

Ngoài ra, trung tâm dịch vụ việc làm cũng được tuyển lao động cho: Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài; Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam.

Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức duy trì hoạt động, pháp luật cho phép tổ chức nước ngoài được trực tiếp tuyển lao động Việt Nam sau khi hết 15 ngày làm việc, kể từ ngày đề nghị mà tổ chức có thẩm quyền không tuyển chọn, giới thiệu được lao động.

Như vậy, trong trường hợp tổ chức có thẩm quyền không tuyển chọn được lao động theo đề nghị thì tổ chức nước ngoài mới được tự tuyển lao động Việt Nam làm việc cho mình.