Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Thời sự

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống Covid-19

(Dân sinh) - Thời gian qua, bên cạnh việc xét nghiệm chủ động và tiêm vắc xin thì áp dụng công nghệ bắt buộc là một trong ba mũi tấn công chủ lực để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh Covid-19. Việt Nam hiện đã có đủ bộ giải pháp công nghệ phòng chống dịch Covid-19 từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, cách ly và tiêm vaccine.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp này không chỉ giúp phát hiện sớm, truy vết nhanh những ca nghi nhiễm, khoanh vùng cách ly mà còn giúp cho chúng ta có thể chung sống an toàn trước dịch bệnh. Các giải pháp đã có, vấn đề lúc này là cần sự đồng lòng của mỗi người dân, tổ chức để bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống Covid-19 - Ảnh 1.

Nhân viên điện lực Khánh Hòa thực hiện quét mã QR Code để khai báo y tế trước khi vào làm việc

Rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã thực hiện việc quét mã QR Code để xác nhận thời gian và địa điểm có mặt cho tất cả nhân viên trước khi bắt đầu một ngày làm việc; đồng thời thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với những nhân viên di chuyển từ địa phương khác về. Và trong đợt dịch này, số người đến nhiều công ty đã giảm một nửa do làm việc luân phiên nhưng nhờ ứng dụng các giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn phòng dịch, công việc vẫn được duy trì.

Ở các bàn làm việc xa gia đình, nhiều cơ quan kích hoạt ngay sau khi dịch bệnh có những diễn biến phức tạp, giới dùng các nền tảng quản trị trực tuyến, hiệu suất công việc của nhiều đơn vị vẫn đảm bảo như đi làm trực tiếp tại công ty, đồng thời đảm bảo được an toàn cho người lao động, góp phần chung tay để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì cho đến 15 % số nhân viên tại văn phòng Sở trước khi có dịch nhưng hiệu suất công việc của đơn vị này vẫn đảm bảo, thậm chí còn tăng gấp đôi. Kết quả này có được là nhờ hầu hết nhân viên ở nhiều doanh nghiệp đã thích ứng với việc tương tác, kết nối qua nền tảng giao tiếp nội bộ để giảm số lượng người tập trung tại văn phòng và tăng làm việc từ xa. Tại nhiều công ty, hầu hết các trưởng bộ phận, các trưởng phòng đều đã được ghi giấy thông báo phân công công việc và chủ động phân công lại cho các nhân viên của mình trên nền tảng số và trao đổi trực tuyến, giao việc chấm công trực tuyến, phát triển văn hóa và quản trị doanh nghiệp cũng trực tuyến đang tạo dựng một hệ sinh thái làm việc an toàn mà vẫn đạt hiệu suất cao.

Theo Báo cáo thường nhiên về Chỉ số Xu hướng Công việc của Microsoft, 81% người lao động tại Việt Nam mong muốn tiếp tục làm việc linh hoạt, từ xa. Trong giai đoạn nhạy cảm như thế này thì công nghệ đã thể hiện ưu thế vượt trội trong gần như tất cả các hoạt động, từ giao việc, kiểm tra các đầu việc của từng người cho đến đưa ra các quyết định của các bộ phận liên quan.

Phản ứng nhanh và chuyển đổi môi trường làm việc trước những biến động từ bên ngoài cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ. Nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp, tích hợp với hệ thống quản trị, quản lý thông tin sẽ thúc đẩy mọi người trong công ty, trong tổ chức cùng tương tác, giúp kết nối mọi người trong tổ chức, giúp thông tin lan tỏa mạnh mẽ, làm tăng hiệu suất của các hoạt động hằng ngày.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống Covid-19 - Ảnh 2.

Hiện đã có gần 34 triệu lượt tải và sử dụng ứng dụng Bluezone giúp truy vết nhanh các đối tượng nghi nhiễm COVID-19

Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, trung bình mỗi ngày có gần 500 nghìn bản khai y tế, gấp gần 10 lần so với thời điểm đầu dịch. Hiện cũng đã có gần 34 triệu lượt tải và sử dụng ứng dụng Bluezone. Hiện các ứng dụng công nghệ thông tin đã được kết nối tập trung, liên thông dữ liệu. Ngoài các ứng dụng khai báo y tế điện tử và ghi nhận tiếp xúc gần những người nhiễm Covid- 19, gần đây Việt Nam đã tích cực sử dụng mã QR lưu lại mốc dịch tễ, bản đồ chung sống an toàn với cùng với Covid-19, giúp người dân không di chuyển đến các địa điểm nguy cơ; đồng thời lắp đặt camera giám sát người được cách ly. Tất cả những giải pháp này cần được triển khai đồng bộ, được sự đồng thuận của tất cả người dân. Có như vậy thì công tác hỗ trợ để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh mới triển khai được nhanh và hiệu quả.

Cách làm tại một số nước láng giềng như Singapore, Trung Quốc đã chứng minh ứng dụng công nghệ là một trong những chìa khóa giải quyết bài toán phòng dịch hiệu quả hiện nay. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định một số công nghệ áp dụng bắt buộc sử dụng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các giải pháp công nghệ này không chỉ dùng trong phòng, chống dịch mà còn có thể sử dụng lâu dài cho các dịch bệnh truyền nhiễm khác có thể xảy ra trong tương lai.