Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đủ 18 tuổi và có hành vi dân sự đầy đủ;
Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc và có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Không phải người trong thời gian chấp hành án phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
Căn cứ quy định nêu trên, quy định pháp luật về cho thuê lại lao động không phân biệt người lao động thuê lại là người Việt Nam hay người nước ngoài.
Khi tuyển dụng, sử dụng, cho thuê lại lao động là người nước ngoài thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải tuân thủ đúng các quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.