Nhiều chuyên gia trên thế giới có chung nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản và toàn diện nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề và xuất hiện thêm những ngành nghề mới khác.
AI đang ngày càng tự động hóa nhiều công việc và các chuyên gia dự đoán, đến năm 2025, AI có thể thay thế một số nghề nghiệp toàn thời gian.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI đang làm thay đổi hoàn toàn tình hình trên thị trường lao động.
Theo báo cáo của IMF, gần 40% việc làm toàn cầu bị ảnh hưởng bởi AI. Các nền kinh tế phát triển nhất phải đối mặt với rủi ro lớn hơn nhưng họ cũng có sự chuẩn bị tốt hơn để thu được lợi ích so với các nước đang phát triển.
Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết AI đang tấn công thị trường lao động toàn cầu “như một cơn sóng thần”.
Cách mạng công nghiệp đã đưa con người vào các nhà máy. Sau đó, tự động hóa đã đưa họ ra khỏi các nhà máy, dẫn đến sự phát triển của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, bất chấp những làn sóng “hủy diệt” này, tổng số người có việc làm vẫn tiếp tục tăng.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI đang làm thay đổi hoàn toàn tình hình trên thị trường lao động. Theo báo cáo của IMF, gần 40% việc làm toàn cầu bị ảnh hưởng bởi AI.
Các nền kinh tế phát triển nhất phải đối mặt với rủi ro lớn hơn nhưng họ cũng có sự chuẩn bị tốt hơn để thu được lợi ích so với các nước đang phát triển.
Điều này có thể mở rộng khoảng cách kỹ thuật số và khoảng cách thu nhập giữa các quốc gia. Ở các nền kinh tế phát triển, khoảng 60% việc làm bị ảnh hưởng bởi AI do tỷ lệ công việc tập trung vào phát triển kinh tế trí thức cao, trong khi đó ở các nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ này chỉ ở mức 40%, còn ở các nước thu nhập thấp chỉ là 26%.
Bà Kristalina Georgieva nhận định: “Chúng ta có rất ít thời gian để chuẩn bị cho người dân và doanh nghiệp cho việc này. Điều đó có thể dẫn đến năng suất tăng lên rất nhiều nếu chúng ta quản lý tốt, nhưng nó cũng có thể dẫn đến nhiều thông tin sai lệch hơn và tất nhiên là gây ra nhiều bất bình đẳng hơn trong xã hội”.
13 năm gắn bó với nghề thiết kế đồ họa, nhiều họa sĩ cũng như nhân viên IT làm nghề đồ họa cảm thấy nguy cơ thất nghiệp rõ ràng như trong năm qua khi 90% khách hàng của cô đã dừng hợp tác, chuyển sang dùng AI.
Trước đây, thu nhập của nghề này chủ yếu đến từ hai nguồn: công ty thiết kế game và các dự án cộng tác với các nhà xuất bản.
Tuy nhiên, trong suốt năm qua, khách hàng đã chuyển sang dùng tranh AI, vì khi dùng AI, dù biết sản phẩm chưa tốt như của họa sĩ nhưng cho ra kết quả nhanh, có nhiều gợi ý ý tưởng và quan trọng là tiết kiệm chi phí.
Khó khăn mà nghề này đang đối mặt không phải là vấn đề cá nhân, mà là một xu hướng toàn cầu đã được dự báo trước. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu McKinsey Global Institute (Mỹ), ít nhất 14% nhân sự trên toàn cầu sẽ phải thay đổi nghề nghiệp do sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ, robot và AI.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo tại Diễn đàn kinh tế thế giới đầu năm 2024 rằng vào năm 2030, hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ AI.