Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

8 thành viên đội nữ Iran là... đàn ông

Liên đoàn bóng đá Iran đã bị tố cáo “vô đạo đức” khi để 8 cầu thủ nam tham dự đội tuyển nữ của đất nước này.

 

Danh tính của 8 cầu thủ “chuyển giới” này vẫn chưa được tiết lộ.

Mojtabi Sharifi, một quan chức điều hành giải đấu ở Iran, vừa lên tiếng tố cáo sự “vô đạo đức” của Liên đoàn bóng đá nước này khi để 8 cầu thủ nam tham dự đội tuyển nữ mà chưa thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Phát biểu trước báo giới Iran, Mojtabi Sharifi cho biết: “Có 8 cầu thủ tham dự đội nữ Iran là nam giới mà chưa qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính”.

 

Đội tuyển nữ Iran.


Tuần qua, nhà chức trách đã yêu cầu kiểm tra giới tính của toàn bộ đội tuyển quốc gia nữ Iran cũng như các cầu thủ tham dự giải đấu. Hiện tại, danh tính của 8 thành viên “giả dạng” trên vẫn chưa được tiết lộ.

Được biết, do đội nữ Iran thường ra sân với khăn đội đầu và bộ quần áo trùm kín cả người, do đó, rất khó để xác định giới tính thật của các cầu thủ. Điều này đã khiến cho LĐBĐ Iran trà trộn nam giới vào tuyển nữ.

Năm 2014, cơ quan điều hành bóng đá Iran đã kiểm tra ngẫu nhiên giới tính của tuyển nữ và phát hiện 4 trường hợp nam giới không trải qua phẫu thuật hoặc mắc chứng rối loạn phát triển giới tính. Trước đó, năm 2010, họ cũng nghi ngờ thủ môn đội nữ Iran là đàn ông.

Thực tế, việc chuyển đổi giới tính được xem là hợp pháp theo fatwa - một luật lệ tôn giáo do nhà cách mạng Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini đặt ra. Nó trái ngược với luật lệ Sharia của đất nước, nghiêm cấm đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục trước hôn nhân.

 

 

Trong quá khứ, ĐT nữ Iran từng bị phát hiện sử dụng cầu thủ nam.

Tại đất nước này, quá trình chuyển đổi giới tính trải qua nhiều giai đoạn và thường mất khoảng 2 năm để hoàn thành, trong đó bao gồm cả việc trị liệu bằng các liệu pháp hormone trước khi phẫu thuật.

Ở Iran, bóng đá thu hút rất nhiều phụ nữ, bất chấp luật lệ tôn giáo cấm họ không được vào SVĐ để theo dõi bóng đá. Mới đây, đội trưởng đội nữ Iran đã không thể sang Malaysia cùng toàn đội vì sự ngăn cấm của chồng cô.

Trước báo giới, Niloufar Ardalan cho biết: “Là một phụ nữ Hồi giáo, tôi muốn phục vụ Tổ quốc, chứ đâu phải đi du lịch. Tôi hy vọng chính quyền sẽ tạo điều kiện cho những VĐV nữ bảo vệ quyền lợi của mình trong những tình huống như vậy”.