Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính - tài sản

 Đồng chí Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có gần 150 đại biểu đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ.


Ông Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Phụng cho biết: Trong những năm qua, công tác quản lý tài chính, tài sản luôn được Bộ quan tâm và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng, người làm công tác quản lý tài chính, tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện đúng những quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ tài khoản, kế toán trưởng.... dẫn đến những sai sót, vi phạm.
Trong những năm qua, chủ trương của Nhà nước là đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động ngày càng hiệu quả. Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức; Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi NSNN, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ; phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển sự nghiệp công…
Năm 2018, tổng chi quyết toán từ NSNN và các nguồn kinh phí khác là 2.463,2 tỷ đồng. Trong đó, chi quyết toán từ nguồn ngân sách là 1.766,3 tỷ đồng; chi viện trợ là 374,8 tỷ đồng; chi nguồn vay nợ là 243,1 tỷ đồng; chi từ nguồn phí được để lại là 5,4 tỷ đồng; chi quyết toán từ nguồn khác là 73,5 tỷ đồng… Nhìn chung, công tác quản lý thu, chi NSNN ngày càng được tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN theo kế hoạch, dự toán được giao. Các nhiệm vụ chi NSNN cơ bản đạt kế hoạch, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của Bộ.
Quang cảnh hội nghị
Cùng với đó, công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đã được nâng cao cả về chất lượng, hiệu quả. Phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập đã ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trong đó phân định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản, vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản. Việc sử dụng tài sản Nhà nước sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức đã từng bước được khắc phục. Đặc biệt, các đơn vị đã thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí việc sử dụng tài sản công, đặc biệt là nhà, đất, xe… phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và quy doạch được phê duyệt; kê khai đăng ký tài sản, quản lý và sử dụng, xử lý tài sản (thu hồi, điều chuyển, thanh lý) theo quy định.
Năm 2018, Bộ có 13 đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP, bao gồm: Tổng Cục GDNN – Văn phòng Tổng cục GDNN, Văn phòng Bộ, Cục Phòng, chống TNXH, Cục Người có công, Cục ATLĐ, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thanh tra Bộ, Cục Việc làm, Cục BTXH, Cục Trẻ em, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Văn phòng Quốc gia giảm nghèo, Văn phòng UBQG về Người cao tuổi; 38 đơn vị được tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP gồm 07 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên; 07 đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; 01 đơn vị sự nghiệp thực hiện thí điểm tự chủ; 02 tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Nhìn chung, về cơ bản các đơn vị đã chủ động trong việc quản lý và sử dụng biên chế, bố trí sắp xếp nhân sự cho các phòng, ban; thu nhập người lao động tại một số đơn vị sự nghiệp từng bước được cải thiện.
Mục đích của Hội nghị tập huấn nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính, tài sản cho Chủ tài khoản, Kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính - tài sản nhà nước, đồng thời, trao đổi, thảo luận các kinh nghiệm thực tiễn và một số nội dung cần lưu ý trong công tác quản lý tài chính - tài sản nhà nước,. Trong đó, tập trung vào các nội dung trọng tâm như: Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Thủ trưởng đơn vị (Chủ tài khoản) và Kế toán trưởng; Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (trọng tâm là đấu thầu qua mạng, mua sắm tập trung); Những quy định mới trong quản lý tài chính, tài sản; Kỹ năng quản lý công tác kế hoạch - tài chính... Theo đó, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN), trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, quản lý và sử dụng tài sản công… được quy định tại Điều 32, Điều 61 tại Luật NSNN năm 2015; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018… và các văn bản liên quan.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận tập trung vào 3 chuyên đề chính, bao gồm: Đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ (trọng tâm là  đấu thầu qua mạng và hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ; Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Thủ trưởng đơn vị (Chủ tài khoản) và kế toán trưởng – Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Quản lý công tác Kế hoạch tài chính, tổng kết công tác quản lý tài chính, quyết toán ngân sách năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, xay dựng kế hoạch và dự toán, quản lý kế toán – quyết toán NSNN, nguyên tắc, yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản công.
 

Theo Nam Khánh/ldxh.vn