"Thành phố thu nhỏ"
Ngày 3/4, tỉnh Bình Dương khánh thành 5.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 1 và động thổ xây dựng hơn 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2. Hiện đã có hàng ngàn người dân mua, vào ở trong những căn hộ giai đoạn 1, phần lớn theo hình thức trả góp.
Theo báo Người lao động, ban ngày, phần lớn căn hộ im ắng nhưng ban đêm âm thanh tivi, tiếng người cười nói rôm rả.
Khu căn hộ này có tên là “Nhà ở Becamex - Khu Hòa Lợi” (gọi tắt là khu Hòa Lợi), 1 trong 4 khu nhà ở xã hội được Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH một thành viên (Becamex IDC) khởi công xây dựng vào năm 2012 theo đề án do UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
Áp dụng phương thức “xây đến đâu bán đến đó” nên đến nay đã có hàng ngàn gia đình mua căn hộ thuộc giai đoạn 1 để ở. Trong đó, khu Hòa Lợi (với hơn 2.400 căn hộ) được xem là khu đông vui, hấp dẫn nhất. “
Áp dụng phương thức “xây đến đâu bán đến đó” nên đến nay đã có hàng ngàn gia đình mua căn hộ thuộc giai đoạn 1 để ở. |
Tôi khăn gói vào Nam làm công nhân 10 năm, để vợ và 3 con ở Thái Bình. Rồi một ngày, tôi gọi điện thoại về nói với vợ đưa con vào Bình Dương ở, anh mua được nhà rồi. Vợ tôi không tin vì cứ tưởng nói đùa” - anh Phạm Thế Chương, Công ty bao bì Mai Thư - KCN VSIP 2, kể.
Căn hộ anh Chương đang ở nằm tại tầng 5 khu Hòa Lợi, được mua năm 2013 với giá khoảng 100 triệu đồng, trong đó công ty hỗ trợ 20 triệu đồng (tiền trả trước), còn khoảng 80 triệu đồng trả góp hằng tháng. Căn hộ có diện tích sàn 20 m2, gác lửng 10 m2 nhưng được thiết kế khoa học, gọn ghẽ. “Căn hộ nhỏ nhưng có nhà vệ sinh, góc nấu ăn, 2 chỗ dựng nệm để ngủ, gió từ cửa sổ thổi vào mát rượi” - anh Chương hồ hởi.
Tại khu căn hộ nhà anh Chương, công nhân có thể mua đồ nấu ăn, thực phẩm, thuốc, quần áo hoặc các dịch vụ khác ngay trong “thành phố thu nhỏ” này.
Theo nghi nhận của báo Người Lao Động, rất nhiều người dân, nhất là công nhân, đang khao khátmua nhà ở xã hội nhưng không có đủ 20% vốn đối ứng theo yêu cầu của phía ngân hàng. Về vấn đề này, ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, cho biết: “Chúng tôi thấu hiểu nên đã kiến nghị ngân hàng xem xét giảm vốn đối ứng cho người mua, tạo điều kiện khi xét duyệt hồ sơ…”.
Cư dân ở đây cho biết dù căn hộ có diện tích sử dụng chỉ 30 m2 (20 m2 sàn, 10 m2 gác lửng) nhưng thiết kế gọn. Công nhân không có tiền “mua thẳng” thì trả góp, tiền trả góp mỗi tháng chỉ hơn 1 triệu đồng – tương đương với tiền thuê nhà trọ nhưng sau 5-7 năm thì nắm được chủ quyền căn hộ.
Với mỗi khối nhà, các chủ căn hộ cũng bầu ra những người đại diện giống như “tổ trưởng khu phố”, bầu ra ban quản trị chung cho cả tòa nhà... Các căn nhà ở xã hội được cấp “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đồng sở hữu đất” nên người mua nhà thật sự được là chủ ngôi nhà mà mình đang ở.
Người dân tạm trú ở Bình Dương ít nhất 6 tháng và có 10% tiền trả sẽ đủ điều kiện mua nhà giá chỉ khoảng 100 triệu. |
Về chất lượng của những căn hộ thuộc diện này, theo ông Thạnh: “Sở Xây dựng và đơn vị liên quan luôn theo dõi, kiểm tra rất sát chứ không phải muốn xây sao cũng được”.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Became IDC - chủ đầu tư xây căn hộ xã hội ở Bình Dương, cho biết hiện rất nhiều người dân muốn mua trả góp nhà ở xã hội bằng cách vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng từ chính phủ. Tuy nhiên thủ tục vay khá khó, người vay phải có 20% vốn đối ứng. “Chúng tôi sẽ bàn với phía ngân hàng giải quyết việc này. Becamexsẽ đứng ra bảo lãnh để người dân vay tiền mua căn hộ” – ông Hùng nói.
Video: Căn hộ giá 100 triệu ở Bình Dương
Ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC cho biết sở dĩ căn hộ được nhiều người mua là vì người dân chỉ phải trả trước 10% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư, rồi sẽ được xây và ở
Theo ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, những căn hộ giai đoạn 1 được bán ra với giá 110-155 triệu đồng tùy vị trí. Rất nhiều khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ của nhà nước thì được Becamex bán trả chậm, trả góp với thời gia trả linh hoạt từ 5-10 năm. “Người dân tạm trú ở Bình Dương ít nhất 6 tháng và có 10% tiền trả thì chúng tôi sẽ bán. Sau khi vào ở, mỗi tháng họ trả tiếp chỉ hơn 1 triệu đồng”.
Ngoài căn hộ loại 30 m2, Becamex IDC cho biết ở giai đoạn 2 sẽ có những căn hộ diện tích từ 50-70 m2 nhằm phục vụ nhu cầu lớn hơn của người mua. Ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, cho biết giá thấp nhất của căn hộ giai đoạn 2 vẫn là 110 triệu đồng/ căn, giá cao của mỗi căn hộ không quá 8 triệu đồng/m2.
Giai đoạn 2 Becamex IDC sẽ xây dựng khoảng 10 nghìn căn hộ tại phường Định Hòa (TP Thủ Dầu Một) và khu đô thị Việt Sing (thị xã Thuận An).
Cụ thể trong giai đoạn hai này, tại phường Định Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, Becamex IDC sẽ xây dựng 6.130 căn; tại Khu định cư Việt Sing, thị xã Thuận An, Becamex IDC sẽ xây dựng 4.652 căn.
Thuận lợi của các khu nhà ở này là được xây dựng bên trong các khu đô thị, cạnh các khu công nghiệp. Đồng thời các căn hộ được thiết kế khoa học, tiện nghi, dễ dàng chuyển đổi căn hộ 30 m2 thành 60 m2 và được thừa hưởng các tiện ích chung quanh do Nhà nước đầu tư như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa thể thao, công viên…
Sau khi vào ở, mỗi tháng người mua trả tiếp chỉ hơn 1 triệu đồng.
Tháo gỡ cơ chế
Theo đề án phát triển nhà ở xã hội do UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt và giao Becamex IDC thực hiện, năm 2015 sẽ phải xây dựng được 64.700 căn hộ, nhưng tới nay mới thực hiện được một phần nhỏ. Chủ đầu tư nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn liên quan tới cơ chế, nguồn vốn và quỹ đất.
Ông Bùi Văn Chiến - phó tổng giám đốc Becamex IDC - cho rằng dù chính sách nhà ở xã hội có tác dụng lớn, mang lại ý nghĩa xã hội nhưng sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng còn rất hạn chế. Trong tổng số 4.000 khách hàng mua nhà ở xã hội của Becamex thì chỉ có khoảng 400 người (chiếm khoảng 10%) tiếp cận được gói tín dụng ưu đãi.
Còn ông Nguyễn Văn Đạt cho rằng vấn đề quan trọng là các khu nhà ở công nhân phải có hạ tầng đồng bộ như: y tế, trường học... nên rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Ông Đạt nói nhà trẻ, mẫu giáo, chợ búa chủ đầu tư có thể đáp ứng được nhưng trường cấp I, cấp II, hay các cơ sở y tế - bệnh viện trong khu thì doanh nghiệp đang không đủ điều kiện xây.
“Chính sách nhà nước nên cho doanh nghiệp được phép điều chỉnh một phần đất khu công nghiệp thành đất xây nhà ở cho công nhân trong nội khu các khu công nghiệp. Miễn tiền thuê đất và các thủ tục cấp phép đầu tư thuận lợi. Thứ hai là cơ chế hỗ trợ cho người mua nhà, cho họ vay với lãi suất hợp lý” - ông Đạt đề xuất.