Quay lại Dân trí
Dân Sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Để người đẹp thực sự đẹp trong mắt công chúng

LĐXH
LĐXH

(LĐXH) - Theo thống kê, Việt Nam sẽ có khoảng 15 cuộc thi hoa hậu trong năm nay, trong đó có 4 cuộc thi quốc tế. Không ít câu hỏi đặt ra, liệu có xảy ra tình trạng loạn danh xưng hoa hậu, người đẹp khi đấu trường sắc đẹp trong và ngoài nước đang bước vào thời kỳ bão hòa sau giai đoạn nở rộ.

Năm nay, những cuộc thi hoa hậu như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Quốc gia Việt Nam, Hoa   (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) hậu Hòa bình Việt Nam, Miss Universe Vietnam… là những sân chơi được quan tâm.

Theo công bố, Hoa hậu Quốc gia Việt Nam được tổ chức lần đầu bởi Công ty Sen Vàng, tuyển chọn thí sinh đến từ 63 tỉnh, thành cả nước.

Cuộc thi dự kiến được trải đều xuyên suốt từ tháng 5 đến 12 với các hoạt động đồng hành tại TPHCM, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Tiếp nối hiệu ứng từ năm ngoái, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024 dự kiến được tổ chức vào tháng 10, trước mùa giải mới của cuộc thi Miss Grand International khoảng 1 - 2 tháng. 

3 (2).jpg
Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Huỳnh Trần Yến Nhi (giữa) từng có những phát ngôn “sốc”. 

Năm nay, nếu theo thông lệ 2 năm/lần, cuộc thi sắc đẹp lâu đời và uy tín nhất ở Việt Nam là Hoa hậu Việt Nam được tổ chức nhưng hiện chưa có bất kỳ thông báo nào.

Trong khi đó, cuộc thi Miss Universe Vietnam 2024 bắt đầu rục rịch chuẩn bị ngay từ đầu năm. Sân chơi này đang trong giai đoạn khá sóng gió khi đương kim hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa đối diện nhiều ý kiến trái chiều sau khi đăng quang.

Ngoài các cuộc thi trên, năm nay sẽ chứng kiến mùa giải mới của: Hoa hậu Trái đất Việt Nam, Hoa hậu Việt Nam thời đại, Miss International Queen Vietnam (dành cho người chuyển giới); một số sân chơi cho phụ nữ đã lập gia đình hoặc sinh con như Hoa hậu Quý bà Trái đất Việt Nam, Hoa hậu Quý bà Hoà bình Việt Nam...

Những cuộc thi quy mô vừa và nhỏ như: Hoa hậu Đại dương Việt Nam, Hoa hậu Du lịch Việt Nam, Hoa hậu Biển đảo Việt Nam, Miss Petite Vietnam (Hoa hậu Nhân ái Việt Nam), Miss Peace Vietnam (Hoa hậu Hòa bình), Nữ hoàng trang sức Việt Nam chưa... có động thái chuẩn bị cho mùa mới.

Năm 2024 vẫn sôi động các cuộc thi nhan sắc nhưng công chúng xem chừng không hào hứng với các cuộc thi nhan sắc.

Chị Nguyễn Hồng Hoa (sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa) chia sẻ: “Quá nhiều cuộc thi hoa hậu khiến tôi không nhớ nổi, tôi thấy không chỉ loạn ở số lượng mà còn loạn ở danh xưng, danh hiệu. Ánh hào quang từ hoa hậu đi trước có sức hấp dẫn, nhiều cô gái coi danh xưng hoa hậu là một cách để đổi đời, vươn tới thế giới giàu sang, nổi tiếng.

Nếu không vướng bê bối hậu đăng quang, sau vương miện hoa hậu thường là rất nhiều sự kiện, hoạt động, hợp đồng quảng cáo và lợi ích khác chào đón họ. Nhiều thông tin cho biết, sau 3 tháng trở thành Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên có thu nhập lên đến 70 tỷ đồng…

Vì thế cũng dễ hiểu khi không ít cô gái theo đuổi chiếc vương miện hoa hậu hết cuộc thi này tới cuộc thi khác, hết năm này tới năm khác”.

Từ góc độ quản lý, một phần lý do khiến công chúng “bội thực” các cuộc thi sắc đẹp là từ Nghị định số 144/2020/NÐ-CP năm 2021.

Theo đó, các cuộc thi sắc đẹp chỉ cần được UBND tỉnh, thành phố chấp thuận mà không cần phải xin cấp phép của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Nghị định cũng không giới hạn số lượng cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người mẫu và bỏ cả quy định cấm thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ.

Và như được cởi trói, các công ty, tổ chức đua nhau tham gia vào ngành kinh doanh hái ra tiền này. Tiền từ các nhà tài trợ, nhà quảng cáo… rót vào mỗi cuộc thi không nhỏ.

Trước thực trạng bùng phát hoa hậu và những vấn đề đi kèm, dư luận lại tranh luận việc siết chặt hay để tự đào thải. Theo PGS, TS Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào cũng cần được tổ chức chỉn chu, tâm huyết.

Đó không chỉ là trách nhiệm của người trong cuộc mà còn thể hiện sự tôn trọng khán giả. Vì vậy, cần phải siết chặt việc cấp phép, quản lý các cuộc thi sắc đẹp hay người mẫu.

Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Ly Ly cho biết, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã triển khai rà soát quá trình thực hiện Nghị định số 144/2020/NĐ-CP tại một số địa phương là điểm nóng trong hoạt động thi sắc đẹp, từ đó kịp thời yêu cầu xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Thời gian tới, trên cơ sở tổ chức sơ kết việc thực hiện Nghị định số 144/2020/NÐ-CP trên toàn quốc, Cục sẽ xem xét tham mưu, đề xuất giải pháp sửa đổi hoặc xây dựng Luật Nghệ thuật biểu diễn cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Bà Trần Ly Ly cũng khẳng định, để quản lý tốt hoạt động này đòi hỏi những giải pháp mang tính đồng bộ, tổng thể như: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của các cuộc thi sắc đẹp; tăng cường vận động người đẹp ý thức  về trách nhiệm xã hội của mình để tránh tạo dư luận xấu.

Duy Linh

Báo Lao động Xã hội số 61

Tin liên quan