Cụ thể, trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 33 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,3%.
Hàng dệt may đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8%; giày dép đạt 12 tỷ USD, tăng 13,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,3 tỷ USD, tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7%.
Trong 8 tháng, hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm nghiệp, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Thủy sản đạt 5,4 tỷ USD, giảm 2,6%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, giảm 6%.
Trong khi đó, các mặt hàng hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm.
Trong đó hạt điều đạt 2,1 tỷ USD, giảm 9,4% (lượng tăng 15,8%), gạo đạt gần 2 tỷ USD, giảm 14,2% (lượng tăng 0,1%), hạt tiêu đạt 571 triệu USD, giảm 2,1% (lượng tăng 27,9%).
Đặc biệt mặt hàng cà phê giảm mạnh cả về kim ngạch và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, giảm 20% (lượng giảm 10,3%). Riêng cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7,2% (lượng tăng 9,1%).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 27,7 tỷ USD, giảm 0,5%; Trung Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%; thị trường ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,6%.
Nhật Bản đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 5,3%.