Căn nhà bằng lá ngoài bãi nuôi tôm của ông Khánh lúc nào cũng “chứng kiến” một người già chèo thuyền thả tôm, thu lưới vớt tôm bán,…
Mặc dù mang cụt một chân vẫn làm kinh tế giỏi.ảnh:H.T
Ông Khánh đang đục sửa chiếc thuyền, ông nói: “Khi nào đứng mệt quá thì ngồi, lúc chèo thuyền thì tháo chân giả ra để đỡ vướng”. Ngồi trong căn nhà lá, ông Khánh kể, năm 1967, nhà ông trong lúc chạy đạn, ông bị máy bay Mỹ bắn, từ đó, chân phải của ông phải đi nạng. Ông nói: “Thời đó, người ta phải cưa chân để đảm bảo tính mạng. Sau này khi chiến tranh kết thúc, tôi bắt đầu làm kinh tế nuôi gia đình”.
Mặc dù nhiều khó khăn, ông Khánh vẫn cố gắng, chân phải của ông cứ trở trời lại đau nhức, vậy mà lúc khỏe, ông vẫn đạp xe đi qua những cánh đồng. Ông cho tôi xem những con cua, ông bắt được sau mưa, ông bảo: “Gắng sức bắt thêm, mỗi con cũng bán được vài chục ngàn đủ bữa ăn”.
Những con cua ông bắt được. Ảnh:H.T
Thế là, mỗi ngày trên sông, ông Khánh chèo thuyền đánh lưới, làm rớ cá kiếm bữa từng ngày. Cho đến khi nhiều người ở thôn Cây Mộc rầm rộ mở đất nuôi tôm, ông Khánh nói: “Quê mình sông nước, người ta nuôi tôm phát triển, tôi cũng đào ao nuôi”. 20 năm nay, ông Khánh lại “vật vã” với 1ha tôm nuôi. Ông nói: “Làm tôm ở gần sông, chỉ sợ nước dâng, lũ lụt, tôm trôi đi, thì mất hết”.
Cứ 1ha tôm, ông Khánh thả khoảng 5 vạn con tôm giống, cứ 3 tháng lại thu hoạch, mỗi vụ ông thu được chừng 20-30 triệu đồng. Nhờ đó, ông Khánh có tiền nuôi những đứa con đủ trai, đủ gái ăn học, có những người theo ông về làm tôm,phụ cha nối nghiệp.