Diện tích trồng dừa được mở rộng trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ cao.
Ngành công nghiệp chế biến dừa của Việt Nam trong những năm gần đây bắt đầu ổn định hơn và có bước phát triển rõ nét so với những năm trước đó về nguồn nguyên liệu và các hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
Với lợi thế của một loại cây có nhiều tính năng ưu việt, từ một cây dừa, có thể thu hoạch được nhiều nguyên liệu như nước dừa, cốt dừa, dầu dừa, xơ dừa cho tới các sản phẩm mỹ nghệ được hình thành từ lá dừa, gáo dừa đã có mặt trên nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, diện tích trồng dừa đã được mở rộng tại nhiều tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Khánh Hoà… đã cho thấy tiềm năng và lợi thế từ mặt hàng này.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã xếp nước dừa vào danh mục thức uống bổ dưỡng, vượt trội hơn so với nước giải khát thông thường. Nhu cầu nước dừa thế giới được dự báo gia tăng qua các năm. Nhờ đó, Doanh nghiệp ngành dừa tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mới trong giai đoạn phát triển và hội nhập.
Tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp chế biến dừa nên tập trung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao tỉ lệ khai thác công suất đã đầu tư, sản xuất, chế biến dừa công nghiệp không chỉ trong tỉnh mà cần liên kết để tiêu thụ dừa trái của các địa phương lân cận. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành dừa cần chủ động kết nối với các cơ quan chức năng để có thể được tham mưu, tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Địa chỉ để doanh nghiệp kết nối:
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a)
Địa chỉ: Upplandsgatan 38, 113 28 Stockholm
Điện thoại: +46 8 322 666
Fax: (+46) 8 321 580
Email:se@moit.gov.vn