Trước đó, trong 2 ngày 15 và 16/3 gia đình các nạn nhân: Biện Văn Hoài (SN 1975) tại xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, Nguyễn Văn Cường (SN 1996) tại xã kỳ Khang huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh); Đỗ Sử (SN 1997) và Phan Tâm Sơn (SN 1990) tại Quảng Ngãi; Phan Văn Nghĩa SN 1995 tại Quảng Bình đã viết đơn gửi Cục lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH và Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam; các cơ quan Hải Quan Hàn Quốc và các Công ty XKLĐ tuyển dụng các lao động trên sang làm việc tại Hàn Quốc, đề nghị: Hỗ trợ về mặt tư pháp, yêu cầu chủ doah nghiệp là bà Mun In Hwoang có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách phía Hàn Quốc tiến hành trục vớt tàu Hải Dương 307 (haeyaghi) để tìm thi thể nạn nhân và điều tra làm rõ vụ việc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Thịnh Long (đơn vị XKLĐ đưa anh Biện Văn Hoài sang làm việc tại Hàn Quốc) cho biết: "Hiện Công ty đã tiếp nhận đơn của bà Hoàng Thị Thêu, vợ anh Hoài, Công ty sẽ liên hệ với chủ tàu và các cơ quan chức năng để tìm cách trục vớt chiếc tàu, theo yêu cầu từ phía gia đình nạn nhân".
Trước đó, Công ty Thịnh Long cũng đã đến tận gia đình nạn nhân thăm hỏi, động viên, trao quà, đồng thời liên hệ với chủ tàu làm các thủ tục cho anh Hoàng Ngọc Quân đang làm việc tại Hàn Quốc là em ruột của chị Hoàng Thị Thêu (vợ nạn nhân Biện Văn Hoài), ra đảo Jeju từ ngày 11/3 đến ngày 16/ 3 để nắm bắt thông tin, nhưng chủ doanh nhiệp tỏ ra không nhiệt tình và nói rằng, khồng có khả năng trục vớt.
Cùng đi ra đảo với anh Quân có người nhà của các nạn nhân khác đã lập bàn thờ ngoài đảo Jeju để cúng cơm cho người thân của họ theo phong tục Việt Nam.
Vụ 5 thuyền viên bị mất tích trên, hiện đang được gia đình các nạn nhân nóng lòng chờ đợi thông báo từ các cơ quan chức năng. Báo Dân sinh sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.